Khương Tử Nha 4 lần chuyển thế là thật hay giả?

Khương Tử Nha 4 lần chuyển thế là thật hay giả?

0 5,622

Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là thừa tướng nước Thục Hán, thời Tam Quốc, là nhà chính trị, quân sự, phát minh, văn học kiệt xuất. Theo ghi chép, Gia Cát Lượng có tài trị quốc của Khương Thượng, đạo dùng binh của Tôn Tẫn, thường tự ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị. Dân gian có câu: “Trước Khương Thượng, sau Tôn Tẫn, năm trăm năm trước Gia Cát Lượng, năm trăm năm sau Lưu Bá Ôn”. Khương Tử Nha, Tôn Tẫn, Gia Cát Lượng và Lưu Bá Ôn đời đời tương truyền, rốt cuộc có mối liên hệ như thế nào?

Khương Tử Nha, tức Khương Thượng, sau khi phong Thần, vốn dĩ muốn trở về núi Côn Luân tu Đạo thành tiên. Tuy nhiên, Nguyên Thủy Thiên Tôn nói với Khương Tử Nha rằng, cốt cách của ông quá kém nên hãy chuyển thế tiếp tục tu hành, còn tự mình hứa sẽ ban cho ông quả vị Đại La Thần Tiên. Vì Khương Tử Nha phong Thần đã lập được công lao to lớn cho bổn giáo, do đó Nguyên Thủy Thiên Tôn đặc biệt sai người truyền đạt ý chỉ đến địa phủ, rằng Khương Thượng chuyển thế cần phải là bậc kì tài, thông minh tuyệt đỉnh, có Cửu Khiếu Linh Lung Tâm (*) mới được chuyển thế.

 

 

(*) Cửu Khiếu Linh Lung Tâm là trái tim 9 lỗ. Trong Phong Thần diễn nghĩa, nhân vật Tỷ Can là người có trái tim Thất Khiếu Linh Lung, tức trái tim 7 lỗ. Người này sau đó bị Đát Kỷ hãm hại, lấy mất trái tim.

Cửu Khiếu Linh Lung Tâm 5 trăm năm mới xuất hiện một lần, nên sau khi Khương Tử Nha tạ thế, ông phải chờ đợi mãi đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, Cửu Khiếu Linh Lung Tâm mới xuất hiện.

Tôn Tẫn

 

Tôn Tẫn chính là Khương Tử Nha chuyển thế để tiếp tục con đường tu luyện xưa kia, nên khi vừa mới sinh ra ông đã thông minh tuyệt đỉnh. Sư phụ của Tôn Tẫn là Quỷ Cốc Tử biết rõ lai lịch của vị đệ tử này nên đặc biệt yêu quý. Thật không ngờ, “chữ tài liền với chữ tai một vần”, Tôn Tẫn bị sư huynh là Bàng Quyên đem lòng đố kỵ, đến nỗi bị hãm hại chặt đứt đôi chân. Tôn Tẫn về sau đã tu Đạo thành tiên, biết rõ lai lịch của mình, nhưng lại phát hiện đôi chân không còn nữa, nếu như vậy mà thành Tiên, thì cả đời chỉ có thể ngồi trên xe lăn, trong lòng vô cùng phiền muộn, đành phải hạ thế chuyển sinh lần nữa.

Gia Cát Lượng

Địa Phủ theo lời căn dặn của Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn trước đây, lại để ông chờ đợi năm trăm năm nữa, mãi đến khi Cửu Khiếu Linh Lung Tâm tái xuất, mới để ông chuyển sinh đến dương gian, lần này chính là Gia Cát Lượng. Theo ghi chép, Gia Cát Lượng, văn thì có tài trị quốc của Khương Thượng, võ thì có đạo dùng binh của Tôn Tẫn, thường tự ví mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Vì Tôn Tẫn bị hãm hại chặt mất đôi chân chỉ có thể ngồi xe lăn, vậy nên sau khi chuyển thế thành Gia Cát Lượng, ông vẫn thích ngồi xe lăn (do thói quen đời trước để lại). Về sau, cả đời ông lại khổ sở vì Lưu Bị, hỏa thiêu quân của Đằng Giáp, âm đức tổn hại nặng nề, do vậy không thể thành tiên.

Lưu Bá Ôn

Gia Cát Lượng bất đắc dĩ đành phải chuyển sinh lại một lần nữa, lần chuyển sinh này chính là Lưu Bá Ôn, phò tá Chu Nguyên Chương đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi đất Trung Nguyên. Công thành liền rút lui, tu Đạo thành tiên. Chuyện kể rằng, Lưu Bá Ôn giúp Chu Nguyên Chương lấy được thiên hạ, được phong quan lớn, hôm nọ tình cờ đi ngang qua một ngôi miếu, liền nhìn thấy một tấm bia đá, trên bia viết rằng: ”Trước Khương Thượng, sau Tôn Tẫn, năm trăm năm trước Gia Cát Lượng, năm trăm năm sau Lưu Bá Ôn”. Xem xong, ông biết rõ mình chính là Gia Cát Lượng chuyển thế, liền từ quan về ở ẩn.

Lại có ghi chép rằng: Lưu Bá Ôn, tể tướng triều Minh, sau thời Tam Quốc, tương truyền người này trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, trăm trận trăm thắng, và là một nhân vật lớn sau Khổng Minh. Lưu Bá Ôn khi còn sống ở Thiếu Thành, không biết trùng hợp thế nào mà nơi ông ở lại chính là phủ Khổng Minh, trên phủ có treo một tấm hoành phi: “Thiên hạ đệ nhất nhân”, tức người tài giỏi nhất thiên hạ. Ông liền hỏi rằng đây là ai mà lại cả gan như vậy, dám tự phong mình là người tài giỏi nhất thiên hạ. Tùy tùng cho biết, đó là Gia Cát Khổng Minh vào thời Tam Quốc. Lưu Bá Ôn nghe xong, vô cùng tức giận, trong lòng nghĩ thầm: Khổng Minh tuy là bậc kì tài, nhưng cũng không thể tự cho mình là người tài giỏi nhất thiên hạ được, Lưu Bá Ôn ta đây nếu sinh vào thời đó, nói không chừng còn vượt xa hơn cả ông ta.

 

“Người đâu, mau dẹp bỏ tấm bảng hiệu này cho ta”. Khi tùy tùng tháo bỏ tấm bảng, liền phát hiện thấy bên trong còn có một tấm bảng khác nữa, và một bài thơ bảy chữ bốn dòng được đề lên trên đó: ”Tiền triều quân sư Gia Cát Lượng, hậu triều quân sư Lưu Bá Ôn; ngũ bách niên tiền ngô tri nhu, ngũ bách niên hậu nhu tri thùy?”, tạm dịch: ’Quân sư triều trước Gia Cát Lượng, hậu thế quân sư Lưu Bá Ôn; năm trăm năm trước ta biết ngươi rồi, năm trăm năm sau ngươi có biết ta?’. Lưu Bá Ôn đối mặt với tấm bảng hiệu, quỳ sụp không dậy nổi.

 

Xem thêm:

Những kỷ lục kiểu Dubai thể hiện cuộc sống giàu có khủng khiếp điên rồ

 

You might also like More from author

Comments

Loading...