Thước đo GDP hay ảo ảnh về độ giàu có của Trung Quốc

Thước đo GDP hay ảo ảnh về độ giàu có của Trung Quốc

0 1,519

GDP, viết tắt của từ Gross Domestic Product, là tổng sản phẩm quốc nội, là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ tăng thêm của các doanh nghiệp (không phân biệt quốc tịch), hộ gia đình và chính phủ diễn ra trên phạm vi một vùng lãnh thổ nào đó.

Thước đo này thường được tính trong một kỳ nào đó của một khu vực nào đó, thường là trong một năm của một quốc gia. Có một số phương pháp tính GDP, nhưng ở đây không đi sâu vào vấn đề học thuật, mà muốn bàn về một số ý nghĩa của chỉ tiêu rất phổ biến này.

Cho dù tính theo phương pháp nào thì có thể nói rằng GDP là chỉ tiêu mang tính địa lý mà không mang tính quốc tịch, nghĩa là giá trị kinh tế mà nó phản ánh thực chất không nói nên sự giàu nghèo của một quốc gia, một dân tộc. Do vậy, một quốc gia có thể có giá trị GDP rất cao nhưng lại không giàu có thực sự, người dân của quốc gia đó vẫn nghèo.

Ví dụ, nhà máy của hãng Apple đặt tại Trung Quốc, thuộc sở hữu của người Mỹ và lợi nhuận cũng là của người Mỹ, mang về cho người Mỹ, nhưng lợi nhuận ấy lại được tính vào cho GDP của Trung Quốc và GDP bình quân đầu người của người Trung Quốc.

Có thể ví với trường hợp đơn giản là một gia đình có một khu đất rộng cho thuê làm cửa hàng, làm xưởng xản xuất, làm văn phòng đại diện. Họ chỉ nhận được tiền thuê nhưng lợi nhuận của hoạt động của những người thuê kia lại được tính vào GDP của gia đình này. Đây chỉ là ví dụ để hình dung, vì thực tế cách tính GDP của hộ gia đình là khác.

Chỉ từ sau Chiến tranh Thế giới II người ta mới sử dụng chỉ số GDP một cách phổ biến, còn trước đó trong kinh tế học người ta có một chỉ tiêu khác là GNP (Gross National Product), tức là tổng giá trị sản phẩm quốc dân.

GNP là giá trị phản ánh tổng thu nhập của người dân một nước cho dù họ hoạt động kinh doanh diễn ra ở trong hay ở ngoài nước đó. Tất nhiên nó không bao gồm thu nhập của người nước khác hoạt động trên lãnh thổ của nước được tính GNP. Chỉ số này phản ánh thực chất hơn mức độ giàu có của một quốc gia, đặc biệt là sự giàu nghèo của người dân nước đó khi tính bình quân đầu người.

Ở ví dụ trên, lợi nhuận của Apple thuộc về người Mỹ và cũng được tính cho GNP của nước Mỹ và GNP bình quân đầu người của người Mỹ mà không được tính cho Trung Quốc hay người dân Trung Quốc.

Do vậy, có một sự nhầm lẫn phổ biến rằng Trung Quốc bây giờ “giàu thứ hai thế giới”, còn hơn cả Nhật Bản hay Đức.

Thước đo GDP

Tại sao lại có sự nhầm lẫn này? Thứ nhất, chỉ số GDP được dùng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng đến mức một người không có chuyên môn về kinh tế học cũng hiểu rằng nó phản ánh mức độ giàu có của một quốc gia và dân tộc của quốc gia đó. Thứ hai, bản thân chính quyền các nước đang phát triển có xu hướng khuếch trương hình ảnh của mình thông qua các con số.

Thực tế là tất cả các mô hình kinh tế, trong có có các chỉ tiêu kinh tế đang được áp dụng trên thế giới hiện nay đều xuất phát từ các nước phương Tây. Do vậy, các quốc gia đang phát triển, thực chất là phát triển đi sau, cũng mặc nhiên áp dụng các mô hình kinh tế này vào quốc gia mình, tạo ra tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào lý luận kinh tế.

Trong điều kiện đó, các nước phương Tây khi đạt đến một trình độ phát triển cao về kinh tế thì một trong những nhu cầu của họ là bảo vệ tài nguyên môi trường của nước mình trong khi vẫn thu được lợi nhuận cao trong sản xuất kinh doanh. Phương án đầu tư sản xuất kinh doanh trực tiếp ở các nước chậm phát triển không những đáp ứng được yêu cầu này mà còn nhiều vấn đề khác. Họ có thể tiếp tục sử dụng máy móc công nghệ đã lạc hậu của nước họ, sản xuất sản phẩm bán trực tiếp cho người tiêu dùng nước ngoài, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và lao động với giá thành rẻ của nước ngoài, đặc biệt là họ sử dụng được môi trường của nước khác để sản xuất mà không sợ môi trường sống của nước mình bị ảnh hưởng.

Có lẽ một trong những vấn đề cần giải quyết đối với các nước phát triển là làm sao cho các nước chậm phát  triển “say mê” với “mô hình hợp tác” này, các chỉ số như GDP, tổng vốn đầu tư nước ngoài… được khuếch trương rầm rộ và các nước đang phát triển bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh để thu hút các nguồn đầu tư này.

Sự phụ thuộc hoàn toàn vào lý luận kinh tế như hiện nay mà không hiểu được bản chất đã dẫn đến sự thiệt thòi về hầu hết các mặt: Môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, trong khi thu nhập danh nghĩa của quốc gia và người dân được tăng lên theo năm qua chỉ số GDP. Tình trạng thiếu hiểu biết của người dân và sự tham nhũng của quan chức ngày càng làm cho sự chênh lệch giữa lợi ích thực tế (phản ánh qua GNP) và danh nghĩa (phản ánh qua GDP) của quốc gia đang phát triển liên tục nới rộng. Một số dữ liệu dưới đây cho thấy sự chênh lệch giữa thu nhập thực sự của quốc gia và người dân qua GNP và thu nhập danh nghĩa qua GDP lớn như thế nào ở các nước đang phát triển.

Thước đo GDP

Điển hình của sự chênh lệch này là của Trung Quốc. Thậm chí nếu tính bình quân đầu người với mức dân số Trung Quốc năm 2004 là 1.298.847.624 người (Nguồn: 2004 CIA World Factbook), sẽ có hai con số: 4.965 USD GDP và 1.091 USD GNP, tức chênh lệch 4,55 lần.

Nhìn nhận đúng bản chất của GDP sẽ hiểu được thực trạng kinh tế của các quốc gia cũng như thu nhập của người dân các nước đang phát triển, không mơ hồ và bị cuốn theo các thông tin sai lệch.

Chính phủ và người dân các nước này cần tìm được cho mình mô hình hợp tác kinh tế sao cho trong quá trình phát triển không trở thành con rối trong tay các nước phát triển.

 

Xem thêm:

Chiếc đệm lò xo

 

You might also like More from author

Comments

Loading...