Họ đã làm điều đó như thế nào: Đền thờ cổ Ai Cập với những khối đá 200 tấn

Họ đã làm điều đó như thế nào: Đền thờ cổ Ai Cập với những khối đá 200 tấn

0 2,346

Đền thờ thung lũng ở Giza, Ai Cập là một công trình kiến trúc cổ đại ấn tượng và phi thường, do được hợp thành từ nhiều khối đá khổng lồ nặng đến 200 tấn ăn khớp hoàn hảo với nhau.

Công trình này không được khắc chữ, nên có lẽ nó được xây từ trước khi chữ tượng hình được sử dụng ở Ai Cập. Tất cả những khối đá cự thạch khổng lồ đều là đá nguyên khối (tức một khối đá duy nhất, không phải hợp thành từ nhiều khối đá nhỏ), và chúng đều không được khắc chữ tượng hình.

Đền thờ thung lũng ở Giza. (Ảnh: Internet)

“Người Ai Cập luôn khắc chữ tượng hình và họa tiết trang trí trên tất cả các công trình của họ. Tuy nhiên cũng có các trường hợp đặc thù phải kể đến như Đại Kim tự tháp, đền Osirion, Đền thờ thung lũng, Tượng nhân sư, mà hiện được nhiều nhà khảo cổ nhìn nhận là có niên đại lớn hơn hay cổ xưa hơn các công trinh khác,” theo tác giả D.H Childress, trong cuốn “Công nghệ của các vị Thần”.

Đền thờ thung lũng được xây dựng  từ những khối đá vôi và đá granit khổng lồ. Những khối đá này được ghép hoàn hảo với nhau theo mô thức xếp hình.

Đền thờ thung lũng  ở Giza, Ai Cập. Ngay cả vào thời nay cũng chỉ có vài cần cẩu đủ lớn để nâng nhấc và dịch chuyển những khối đá nặng như vậy. (Ảnh: Internet)

“Điều khiến Đền thờ thung lũng trở nên ấn tượng là kích cỡ của các khối đá và số lượng đáng kinh ngạc của chúng. Không chỉ là sử dụng hàng trăm khối đá mỗi khối nặng đến 200 tấn, tác giả công trình này còn có thể nâng chúng lên độ cao hơn 12 m!

Để dễ hình dung, những khối đá sa thạch lớn nhất tại di chỉ cự thạch nổi tiếng Stonehenge ở miền tây nước Anh chỉ nặng đến 50 tấn, và chúng không cần phải được nâng tới chiều cao như vậy. Kỹ thuật vận chuyển những khối đá này quả thật đáng kinh ngạc.

Di chỉ cự thạch Stonehenge ở Anh. Những khối đá này cũng chỉ nặng đến 50 tấn, trong khi khối đá ở Đền thờ thung lũng ở Giza nặng đến 200 tấn, tức gấp 4 lần những khối đá trên. Người cổ đại đã dùng cách nào để nâng nhấc chúng lên độ cao tối đa 12 m để tạo nên công trình khổng lồ này?

Góc tường không phải được tạo thành bằng cách xếp xen kẽ các khối đá có kích thước khác nhau, thay vào đó góc tường của đền thờ thung lũng được đẽo gọt trực tiếp vào khối đá, và chúng luân phiên giữa hai bên tường (trong hình).

Một khối đá vôi với kích thước như vậy có thể nặng bằng 300 chiếc ôtô! Thậm chí ngày nay chỉ có vài cần cẩu đủ lớn để nâng nhấc và vận chuyển một sức nặng như vậy, nhưng chúng là loại giàn cần cẩu làm từ thép kết cấu và được chạy bằng động cơ điện cỡ đại.

Giàn cần cẩu nâng nhấc các thùng công-ten-nơ tại bến cảng. Bạn có tin người cổ đại sở hữu một thiết bị tương tự? (Ảnh: Internet)

Để xây dựng một công trình như Đền thờ thung lũng, chiếc cần cẩu này phải có khả năng di động, lăn trên đường ray bằng thép được lắp trên một bệ bê tông được gia cố…”

– Graham Hancock, “ Thông điệp của Phượng hoàng”

“Hiện tại chỉ có hai cần trục trên thế giới có khả năng nâng hạ những khối lượng cỡ đại như vậy. Với trình độ hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ xây dựng, hai cần trục này đều là những cỗ máy lớn, công nghiệp hóa, với cần trục có thể kéo dài hơn 67 m trong không khí, và cần vật đối trọng lên đến 160 tấn để ngăn chúng không bị lật nghiêng. Thời gian chuẩn bị cho một lần cẩu là khoảng sáu tuần và cần đến một nhóm chuyên gia lên đến 20 người,”

– Graham Hancock, “Dấu vân tay của Thần”

Không lạ gì, loại công trình này là minh chứng rõ nét, sinh động cho kỹ thuật của người xây, đồng thời gợi cho chúng ta nhớ đến các công trình cự thạch cổ đại khác, có hình dáng bên ngoài tương tự Đền thờ thung lũng ở Giza.

Những công trình này nằm ở Sacsayhuaman, Cuzco, Ollantaytambo và cả Machu Picchu.

Công trình cự thạch ở Sacsayhuaman. (Ảnh: Internet)

Công trình cự thạch ở Cuzco. (Ảnh: Internet)

Công trình cự thạch ở Ollantaytambo. (Ảnh: Internet)

Công trình cự thạch ở Machu Picchu. (Ảnh: Internet)

Ai đã dựng nên công trình này?

Có hai giả thuyết được đưa ra. Một, người cổ đại sở hữu công nghệ tân tiến để đục đẽo, nâng nhấc, bố cục các khối đá cự thạch lên đến 200 tấn. Giả thuyết này không quá xa vời, nếu chúng ta xét đến những khám phá khảo cổ đáng kinh ngạc ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy người cổ đại có thể đã từng biết đến công nghệ hàng không.

 

Xem thêm:

 

Hai, từng tồn tại một chủng người có tầm vóc khổng lồ trên Trái Đất trong quá khứ. Giả thuyết này có tính liên hệ mạnh hơn, nếu xét đến các khám phá khảo cổ có liên quan trong khu vực (một ngón tay khổng lồ được bảo quản, bức phù điêu trong lăng mộ Ai Cập miêu tả những người có tầm vóc ngang bằng thậm chí lớn hơn voi và hươu cao cổ, …)

Ngón tay người khổng lồ ở Ai Cập (trong tình trạng xác ướp còn nguyên da thịt móng…).  (Ảnh: Internet)

Ngón tay có chiều dài 33,8cm. Ngón tay này được các nhà khoa học tính toán sẽ thuộc sở hữu của những người khổng lồ cao 5m.

Hình vẽ trên phù điêu tại lăng mộ Rekhmire ở Luxor (Thebe cổ đại), Ai Cập, với kích thước người Ai Cập cổ đại to lớn đặc biệt khi tương quan với các động vật lớn như hươu cao cổ, voi… gây chú ý của các nhà khoa học…

You might also like More from author

Comments

Loading...