10 “mánh khóe” của các siêu thị khiến bạn tiêu tiền không tiếc tay mà không hay biết

10 “mánh khóe” của các siêu thị khiến bạn tiêu tiền không tiếc tay mà không hay biết

0 35,443

Dù ngày nào cũng có ít nhất một lần bước chân vào siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa để mua đồ nhưng có lẽ bạn chưa từng để ý thấy những bí mật này.

Đã bao nhiêu lần bạn lên kế hoạch chi tiêu, mua sắm rất kỹ càng trước khi đến siêu thị, cửa hàng tạp hóa hay các shop thời trang thế nhưng lại ra về với hàng đống đồ không có trong “danh sách dự kiến”?

Lần sau đừng tốn quá nhiều thời gian để ngồi chi li những thứ, những món đồ hay những bộ quần áo mà mình cần mua và tự nhủ bản thân rằng chỉ được mua từng đó, từng đó, bởi vì các cửa hàng và các siêu thị, họ có hàng tá những mánh khóe để “dụ dỗ” bạn mua đồ nhiều và nhiều hơn nữa.

Dưới đây là 10 “mánh khóe” trong rất nhiều mánh khóe khác bị lật tẩy tại các cửa hàng và siêu thị, có thể bạn chưa bao giờ để ý thấy.

1. “Bí mật” ở các quầy thanh toán

Con số thống kê cho thấy hơn 60% khách hàng trả lại hàng tại quầy thanh toán. Nhận ra điều này, các cửa hàng và đặc biệt là các siêu thị đã thay đổi thiết kế quầy thanh toán.

Sẽ không còn bất cứ chỗ nào để người mua trả lại những hàng hóa mà họ chợt nhận ra rằng không cần thiết. Và tất nhiên nhờ vậy mà doanh số sẽ tăng lên nhanh chóng.

Chỗ thanh toán trong các siêu thị thường chật hẹp, không có giá để đồ.

2. Sự thật về khu vực ăn uống

Ban đầu khu vực ăn uống “ra đời” với mục đích giữ chân khách hàng mua sắm lâu hơn trong các siêu thị. Nghỉ ngơi với một bữa ăn nhẹ trước khi tiếp tục mua sắm sẽ khiến khách hàng mua nhiều hơn, thậm chí các siêu thị còn bán được đồ ăn, một ý tưởng quá hoàn hảo.

Tuy nhiên, bất cập đó là đa phần khách hàng đều ngồi rất lâu, thậm chí có người vào chỉ mua một chút đồ ăn rồi ngồi tán gẫu cả ngày, lúc này phía siêu thị đương nhiên gặp bất lợi. Vì vậy, họ đã nghĩ ra một cách đó là thay đổi cách bố trí khu vực ăn. Bàn ghế sẽ được xếp sát vào nhau đến mức tối đa cho phép. Một chỗ ngồi chật chội, không thoải mái, nhiều tiếng ồn sẽ chẳng thể “níu kéo” bất cứ vị khách nào ngồi quá lâu. Siêu thị lúc này sẽ vẫn đạt được mục đích đề ra ban đầu, vừa giải quyết được vấn đề phát sinh.

 

3. Không cửa sổ, không đồng hồ

Thủ thuật này được các siêu thị và cửa hàng “học” được từ các casino. Việc không để cửa sổ và không đồng hồ khiến khách hàng tạm thời mất đi những nhận thức về thời gian và thực tế bên ngoài. Do đó họ sẽ tập trung mua sắm nhiều hơn.

 

4. Sức mạnh của âm thanh và ánh sáng

Tất cả các lối ra vào trong trung tâm mua sắm đều được trang hoàng ánh sáng rực rỡ, âm thanh sôi động, đó là bước thu hút khách hàng đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bước chân vào bất cứ gian hàng nào trong trung tâm đó, bạn sẽ lập tức nhận ra rằng sàn được làm bằng chất liệu mềm mại hơn, ánh sáng dịu hơn và âm thanh cũng nhẹ nhàng hơn.

Đó là bước thứ hai trong việc thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Giữa một không gian nhiều tiếng ồn với ánh sáng mạnh, khi bước vào một không gian khác với ít tiếng ồn và ánh sáng nhẹ hơn, người ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn và muốn ở lại lâu hơn.

 

5. Chiếc gương “thần kỳ”

Có một điều chắc chắn rằng tất cả những chiếc gương ở những cửa hàng thời trang đều có một khả năng “thần kỳ” đó là khiến cơ thể chúng ta trông thon gọn hơn, cao hơn và tất nhiên là có nhiều đường cong hơn.

Bạn có thấy ở cửa hàng mặc gì cũng đẹp nhưng về nhà lại thấy khác.

“Lợi hại” nhất là những chiếc guơng ở các cửa hàng đồ lót, bằng cách nào đó người ta thêm vào một chút sắc tố hồng khiến làn da của chúng ta có phần bị sạm đi nhưng lại rất phù hợp khi mặc đồ lót. Mánh khóe với chiếc gương này thực sự hiệu quả bởi nếu nhìn thấy mình mặc một bộ quần áo, một thứ trang sức đẹp, người ta sẽ không tiếc gì mà mua nó.

6. Xáo trộn hàng hóa

Nếu bạn mua ở một cửa hàng hay một siêu thị quen thuộc, nếu siêu thị đó sắp xếp đồ và hàng hóa theo trật tự, bạn sẽ chẳng phải bận tâm hay mất công đi tìm món đồ mà mình muốn mua nằm ở đâu.

Thế tốt cho bạn nhưng các siêu thị nhận ra rằng điều đó khiến doanh số của họ giảm mạnh. Vậy là họ xáo trộn vị trí hàng hóa với nhau, bạn sẽ chẳng biết món đồ mà mình muốn mua nằm ở đâu nữa, bạn sẽ phải đi tìm loanh quanh, và trong lúc tìm loanh quanh đó, chắc chắn bạn sẽ thêm vào giỏ hàng mấy món mà lẽ ra không cần phải mua.

 

7. Ánh sáng “đánh lừa” thị giác

Tất cả chúng ta đều biết rằng chuối sẽ tốt nhất và ngon nhất khi nó đạt đến độ vàng nhất định. Và tất nhiên không riêng gì chuối, hầu hết các loại trái cây khác cũng như vậy. Các siêu thị hay cửa hàng biết rất rõ điều này.

Tuy nhiên, có một vấn đề là không phải trái nào khi nhập về cũng có được màu sắc như ý muốn của người mua. Để giải quyết câu hỏi này, các siêu thị và cửa hàng đã dùng đến ánh sáng. Nguồn ánh sáng đúng cường độ và màu sắc sẽ giúp trái cây, rau củ trông đẹp hơn.

 

8. Dùng hiệu ứng đám đông

Để dễ hình dung, hãy nhìn vào bức ảnh bên dưới. Bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy rất nhiều khoảng trống trên kệ nước ép trái cây này? Chắc chắn một điều ai cũng sẽ nghĩ rằng đây là loại nước ép bán chạy và được nhiều người yêu thích nên mới hết hàng nhanh như vậy, và theo tâm lý đám đông, họ sẽ chẳng ngại ngần gì cho loại nước ép đó vào giỏ hàng.

Vậy là lại có thêm những vị khách nữa bị “lừa” bởi những mánh khóe của siêu thị. Những khoảng trống đó thực chất là do kế hoạch sắp xếp, bố trí hàng của siêu thị, họ để các khoảng trống nhằm tạo ra nhu cầu ảo về một mặt hàng nào đó mà họ muốn bán nhanh.

 

9. Tăng doanh thu dựa trên tâm lý thiếu tự tin của khách hàng

Ngược lại với những chiếc gương biến khách hàng từ “vịt hóa thiên nga”, một số cửa hàng áp dụng chiêu biến “thiên nga hóa vịt” để tác động đến tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Mánh khóe này được các shop thời trang nghĩ ra dựa trên tâm lý thiếu tự tin của khách hàng. Khi ai đó nhìn mình trong gương và thấy bản thân trông thật tồi tệ, nhìn lâu, họ sẽ nhận ra rằng họ cần phải mua thứ gì đó để thay đổi hình ảnh bên ngoài của mình.

 

10. Trò chơi của sự tương phản

Hai chiếc ấm với những đặc điểm chất liệu và hình thức giống hệt nhau nhưng lại được dán hai nhãn giá khác nhau, một chiếc giá rất cao và một chiếc rẻ hơn một chút. Chiếc có giá rẻ hơn sẽ bán được rất chạy, chiếc còn lại sẽ chẳng bán được. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là các siêu thị và các cửa hàng hiểu rằng khách hàng sẽ không thể biết đến giá trị thực sự của chiếc ấm mà họ chỉ nghĩ rằng họ đã được một món hời lớn khi mua chiếc ấm rẻ hơn.

 

(Nguồn: Bright Side)

 

Xem thêm:

Những thói quen kỳ lạ của thiên tài Albert Einstein

 

You might also like More from author

Comments

Loading...